Google nên học tập gì từ Kindle Fire của Amazon?

accc37d2ea4111e0b99700144feab49aimgiPad thành công nhờ kho ứng dụng. Kindle Fire cho thấy Amazon đã chuẩn bị kĩ thế nào trước khi nhảy vào cuộc chơi tablet.

 

 

 

Hãng thương mại điện tử lớn nhất thế giới Amazon đã chính thức giới thiệu máy tính bảng Kindle Fire vào hôm qua. Với các thông tin đã “rò rỉ” trước đó, chỉ có 2 điểm Kindle Fire khiến người ta ngạc nhiên nhất: giá cả rẻ hơn mong đợi và trình duyệt Silk chạy bằng “đám mây”. Còn điều tuyệt vời ở Kindle Fire và cũng là điều chúng ta thường thấy ở Apple nhưng không hề có ở Google đó là sự hội tụ các dịch vụ.

 

 

 

Kindle Fire cho Google thêm một bài học để thành công?.

 

 

Kindle Fire cho thấy Amazon đã chuẩn bị kĩ thế nào trước khi nhảy vào cuộc chơi tablet. Máy tính bảng sau cùng cũng chỉ là thiết bị nhằm mục đích sử dụng các dịch vụ chứ không thể mang lại hiệu năng cao. Với suy nghĩ đó, những chiếc tablet thành công nhất là chiếc máy có thể cung cấp các dịch vụ. Apple biết điều này và đó là lý do “Quả táo” đã đưa cả nhạc, video và cả sách vào iTunes ngoài kho ứng dụng và games vốn cũng đã rất khủng của mình. Amazon cũng đầu tư cho nguồn cung nội dung của mình với sách và tạp chí. Giờ đây, hãng này đã đầu tư thêm nhạc với MP3 Store, video với Instant Store, ứng dụng với Appstore. Nguồn cung nội dung của Amazon là rất ấn tượng và chính điều này sẽ tạo ra sự khác biệt cho Kindle Fire.

 

Google còn thiếu gì?

 

Nguồn cung nội dung chính là thiếu sót cố hữu của Google. Google chưa bao giờ là mạnh ở mảng cung cấp nội dung. Họ là một công ty liên kết, kết nối. Điều này lý giải sự thành công của Android. Điện thoại là thiết bị liên lạc. Google hiểu người ta giao tiếp với nhau như thế nào, biết cách giúp bạn tìm thứ bạn cần tìm.

 

Với một chiếc điện thoại Android, bạn có thể tương tác với bạn bè của mình theo nhiều cách. Bạn có thể nhanh chóng tìm kiếm các thông tin mình cần qua Google Search, tìm kiếm địa điểm với Google Maps.

 

Google sở hữu các dịch vụ bản đồ, thư điện tử, đàm thoại hỗ trợ tốt cho điện thoại Android. Đáng tiếc là mô hình hoạt động của Google không thích hợp với máy tính bảng chạy hệ điều hành này vì chức năng và đòi hỏi của tablet có sự khác biệt rất lớn so với smartphone và đơn giản Google không có dịch vụ hỗ trợ máy tính bảng.

 

Khi Apple ra mắt iPad, hãng này đã sở hữu kho nhạc số đồ sộ vào bậc nhật trên thế giới. App Store được hỗ trợ bởi đội ngũ đông đảo các nhà phát triển. Họ xây dựng cho iPad 2 kho ứng dụng lên tới con số 2000 ngay khi máy tính bảng này ra mắt. Chính kho ứng dụng này đã tạo cho iPad vị thế riêng, thành công riêng và đập tan hoài nghi đây chỉ là “chiếc iPhone cỡ lớn”. Để tăng nguồn cung nội dung, Apple ra mắt  iBookstore và kí các thỏa thuận với hàng loạt nhà xuất bản trên thế giới nhằm cung cấp nội dung sách số.

 

Amazon vừa làm điều tương tự. Họ giới thiệu chiếc tablet mà không cần quá quan tâm tới phần cứng và thậm chí hệ điều hành. Dịch vụ là trọng tâm, điểm đáng chú ý nhất ở Kindle Fire.

 

Google cũng có kho sách số hoành tráng, nhưng chúng không thúc đẩy cho doanh số của tablet. Kho video của Google ngày càng đồ sộ, nhưng chúng cũng không phải để bán. Thậm chí, các ứng dụng Honeycomb hiện tại vẫn còn rất hạn chế và có lẽ chưa đạt nổi con số 2000 - số ứng dụng mà iPad 2 giới thiệu ngay ngày ra mắt. Google cũng không có kho nhạc, không hợp tác với hãng các hãng dịch vụ âm nhạc trực tuyến, và do đó, không thể cung cấp nội dung này.

 

Sản phẩm thành công gần đây nhất của Google là Google+. Google+ đạt được thành công bởi nó là một sự tích hợp của những dịch vụ tốt mà Google cung cấp. Google đã tập hợp Youtube, Picasa, Profiles, Buzz, Talk, News và tạo nên một mạng xã hội hấp dẫn.

 

Tạo kho ứng dụng, và khách hàng sẽ tìm đến

 

Như đã nói ở trên, Google đang sở hữu một kho sách số đồ sộ. Nhưng gã khổng lồ tìm kiếm vẫn chưa có nhiều động thái trong việc hợp tác với các nhà xuất bản để cung cấp nội dung số này cho người dùng Android. Nhạc có lẽ không phải là một ưu tiên, bởi người dùng có thể lựa chọn các ứng dụng giành cho âm nhạc như Rdio, Spotify...

 

 

iPad thành công vì kho ứng dụng khổng lồ.

 

Với phiên bản Ice Cream Sandwich, chúng ta có thể hy vọng số ứng dụng tập trung cho máy tính bảng Android sẽ tăng lên do các công cụ mới tốt hơn sẽ cho phép các nhà phát triển tạo ra các ứng dụng cho cả điện thoại và máy tính bảng. Nhưng việc lôi kéo các nhà phát triển có thể sẽ gặp phải một vòng luẩn quẩn: các nhà phát triển sẽ không giành nhiều sự quan tâm đến tablet Android do chẳng có ai mua chúng. Và cũng không ai mua máy tính bảng Android do thiếu sự hỗ trợ của các nhà phát triển.

 

Một cái nhìn khác về cuộc chơi máy tính bảng

 

Chúng ta đã chứng kiến nhiều tên tuổi nhảy vào cuộc chơi  tablet và đã phải chịu thất bại. Nguyên nhân thường được đổ lỗi cho phần cứng và phần mềm. Nhưng nếu có một kho dịch vụ và ứng dụng hỗ trợ phía sau, mọi vấn đề đều có thể sẽ được khắc phục.

 

BlackBerry PlayBook của RIM gặp vấn đề với phần mềm kém và do RIM xác định sai đối tượng khách hàng. Tablet không phải là thiết bị cho hiệu năng cao, trong khi RIM lại hướng việc sử dụng máy tính bảng đến đối tượng là doanh nghiệp. TouchPad của HP không được trang bị phần cứng tốt nhất, nhưng chắc chắn nó không phải là một sản phẩm tồi. Hãy tưởng tượng nếu Amazon cung cấp dịch vụ cho TouchPad, máy tính bảng của HP (và cả webOS) có lẽ đã không có kết cục bi thảm như bây giờ. 

 

Điều này khiến chúng ta nhớ lại dòng máy tính bảng Android 2.0 kích thước 7 inch, những chiếc tablet bán được do nhiều ứng dụng và giá thành rẻ. Google đang muốn hướng đến máy tính bảng Android Honeycomb, nhưng dường như không thể tìm được một chỗ đứng. Theo lý thuyết thì việc thiếu ứng dụng hỗ trợ sẽ là nguyên nhân của việc giảm doanh số bán. Hơn bất cứ điều gì khác, Android Honeycomb cho thấy Google đã có sự vội vàng khi chưa có sự chuẩn bị về nền tảng.

 

Apple và Amazon biết cách tạo cho mình kho ứng dụng trước khi nhảy vào cuộc chơi tablet. Google cần hỗ trợ nội dung, đặc biệt là video, kho tạp chí cùng với việc thúc đẩy các nhà phát triển xây dựng ứng dụng trước khi máy tính bảng Android cất cánh.Tất nhiên, như đã nói ở trên, Google không phải là một công ty chuyên về nội dung và chưa bao giờ hoạt động theo dạng công ty này. Điều đó cho thấy Google không thể tự mình giải quyết vấn đề này. Nhưng với sự giúp sức từ các đối tác, kho nội dung có thể đến từ các nguồn khác. Đó là một vấn đề lớn mà Google sẽ phải tìm ra giải pháp.

 

Kết luận

 

Máy tính bảng đang Honeycomb thiếu chiến lược marketing, nhưng nếu tiếp thị thì nó sẽ phải giới thiệu những gì?. Không thể sử dụng cấu hình phần cứng để tạo điểm nhấn cho việc tiếp thị máy tính bảng, ít nhất là trong thời điểm này. Việc tiếp thị cho máy tính bảng Android thường dùng đến Android Market. Nhưng chúng không giành cho Android Honeycomb.

 

Công cụ marketing của điện thoại Android như Google Maps, cũng khó có thể thành công, bởi những ứng dụng đó phù hợp với smartphone hơn là cho máy tính bảng. Điều duy nhất Google có thể dùng để quảng cáo là kho sách Google Books, nhưng có lẽ từng đó là chưa đủ cho một chiếc tablet chạy Honeycomb với giá bán thường rơi vào khoảng 400 USD. Máy tính bảng Honeycomb được làm ra để phục vụ không chỉ mỗi việc đọc sách. Nhưng Google không có các dịch vụ để cung cấp cho các mục đích sử dụng khác.


Theo Genk/MaskOnline

 

Comments powered by CComment