Chi tiết về Inbound Marketing

Digital marketing bao gồm nhiều hoạt động khách nhau và theo từng giai đoạn, thời kỳ kinh tế mà các DN sử dụng những phương pháp Marketing khác nhau để đạt được hiệu quả cao nhất.

Một trong những phương pháp đó chính là Inbound Marketing. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn hiểu hơn về phương pháp Inbound Marketing.
Inbound Marketing là gì?
Inbound Marketing là một chiến lược marketing hai chiều hướng tới khách hàng tiềm năng bằng cách chia sẻ những thông tin, kiến thức hữu ích thông qua việc viết nội dung, kết nối và tương tác trên các trang mạng xã hội, tối ưu hóa công cụ tìm kiếm... Do đó, khách hàng sẽ tự tìm thấy doanh nghiệp khi họ thực hiện tìm kiếm trên Internet. Inbound marketing thu hút và chọn lọc được khách hàng triển vọng, giữ chân họ quay lại với doanh nghiệp một cách tự nhiên.
Để có được Inbound Marketing hoàn chỉnh, Inbound marketing quan tâm tới 3 chiến lược chủ yếu sau: Nội dung, mạng xã hội và tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO).

inbound-mar

Ưu điểm
Hai ưu điểm nổi bật khi sử dụng Inbound marketing đó là sự hài lòng của khách hàng và chi phí.
Khác với phương pháp truyền thống, Inbound giúp thu hút và giữ chân khách hàng tiềm năng bằng nội dung, thông tin hữu ích, không spam gây khó chịu cho khách hàng. Với phương pháp truyền thống, doanh nghiệp tạo ra các chương trình quảng cáo trên TV gây khó chịu tới người xem thì với Inbound marketing, doanh nghiệp tạo ra những video thú vị thỏa mãn nhu cầu khách hàng tiềm năng. Nếu như ở truyền thống, người mua hàng phải tới tận cửa hàng để trải nghiệm sản phẩm, thì nay với Inbound marketing, doanh nghiệp xây dựng riêng cho mình một website bán hàng trực tuyến, người dùng chỉ cần kết nối internet, có thể tìm hiểu về sản phẩm một cách dễ dàng và mua hàng nhanh chóng.
Inbound xây dựng tình cảm, niềm tin của người truy cập một cách tự nhiên, do đó tỷ lệ chuyển đổi từ khách hàng tiềm năng sang khách hàng trung thành của Inbound marketing đạt hiệu quả cao.
Một ưu điểm không thể thiếu đó là chi phí cho Inbound marketing thấp hơn các phương pháp marketing truyền thống như quảng cáo trên TV, tổ chức sự kiện, tài trợ và mặt hiệu quả vẫn không hề suy giảm.
Các giai đoạn trong Inbound Marketing

Inbound Marketing bao gồm 4 giai đoạn :

  • Attract ( Thu hút): Thu hút lượng truy cập.
  • Convert ( Chuyển Đổi ): Chuyển đổi khách hàng ghé thăm thành khách hàng tiềm năng.
  • Close ( Gắn Kết ):
  • Gắn kết khách hàng tiềm năng thành khách hàng sử dụng sản phẩm và khách hàng thân thiết.
  • Delight : Làm hài lòng khách hàng, từ đó trở thành những người quảng bá cho doanh nghiệp.

Sau đây là phân tích cụ thể từng giai đoạn.
1- Attract – Thu hút khách hàng

Bất kỳ ai trong chúng ta cũng đều mong muốn tăng lượng truy cập (traffic) cho website. Tăng traffic là bước đầu chuyển đổi lượng khách hàng truy cập thành khách hàng thực sự của doanh nghiệp. Việc thu hút để tăng lượng traffic đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Vậy làm thế nào để thu hút khách hàng?
Xây dựng website chuyên nghiệp. Website là cửa hàng số của bạn, là nơi bạn trưng bày sản phẩm, là bộ mặt của doanh nghiệp. Do đó, hãy tạo một website có giao diện đẹp, mang phong cách riêng của thương hiệu và dễ tương tác để thu hút khách hàng.
Nội dung hữu ích. Hãy tạo ra những bài viết hữu ích, trả lời câu hỏi của khách hàng và chia sẻ nội dung này tới đúng người, đúng địa điểm và đúng thời điểm. Như một quy luật tự nhiên, con người luôn mong muốn tiếp nhận thông tin và không thể bỏ qua những thông tin có giá trị. Người đọc sẽ thích thú, chủ động tìm hiểu những bài viết của bạn. Một cách tự nhiên, độc giả sẽ theo dõi và giành tình cảm cho website của bạn. Như vậy, bạn đã và đang chuyển đổi những người chưa bao giờ vào website của bạn trở thành những khách hàng tiềm năng rồi thành những khách hàng trung thành.
Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Ngày nay việc tìm kiếm đã trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, thế giới công nghệ rộng lớn với khoảng 1.113.000.000 websites ( theo thống kê từ InternetLiveStats)và doanh nghiệp của bạn sẽ có nguy cơ bị đánh bại nếu như bạn không tối ưu để đưa website đến gần với người tiêu dùng nhất. Đừng để người dùng phải mất thời gian khi tìm kiếm doanh nghiệp của bạn từ trang này tới trang khác trên trang kết quả tìm kiếm.
Mạng xã hội. Sử dụng mạng xã hội để kết nối, tương tác với nhiều người hơn. Đây chính là nhịp cầu đưa hình ảnh thương hiệu tới đông đảo người dùng.
2- Convert – Chuyển đổi
Khi bạn đã thu hút người đọc truy cập website của bạn, bước tiếp theo chính là chuyển đổi họ thành những khách hàng tiềm năng bằng cách thu thập email của họ. Thông tin liên lạc của khách hàng chính là chìa khóa giá trị của những digital marketer. Marketer sẽ gửi email tới người truy cập để gợi nhớ và quay trở lại website của bạn.
Sau đây là một số phương pháp giúp chuyển đổi khách hàng truy cập thành khách hàng tiềm năng.
Email Subscribing Form – Mẫu đăng ký nhận tin qua email – một subscribing form được đặt ở chỗ dễ nhìn thấy nhất, người đọc chỉ cần nhập email và nhận bài viết mới.
Call-to-Action – là những button hoặc link khuyến khích người dùng hành động như đăng ký tài khoản, download tài liệu, dùng thử sản phẩm. Những call to action button này nên có nội dung thu hút và được đặt ở những vị trí dễ nhìn thấy.
3- Close – Gắn kết
Bạn đã có danh sách khách hàng tiềm năng, vậy làm sao để gắn kết họ tới gần với doanh nghiệp của bạn và chuyển họ thành khách hàng thực sự? Dưới đây là những cách làm giúp bạn gắn kết khách hàng tiềm năng.
Email marketing. Bạn đã có danh sách khách hàng ghé thăm, đã có những call to action, tuy nhiên chưa thể làm cho họ trở thành khách hàng tiềm năng của bạn ngay được. Hãy nuôi dưỡng và xây dựng mối quan hệ với họ bằng email marketing. Hãy thường xuyên gửi những bài viết mới với nội dung hữu ích tới khách hàng tiềm năng để xây dựng niềm tin của khách hàng đối với doanh nghiệp của bạn.
• Marketing Automation. Đây là quá trình liên quan tới việc tạo email marketing và nuôi dưỡng mối quan hệ với khách hàng tiềm năng từ đó chọn ra được những khách hàng phù hợp nhất. Bài viết Marketing Automation ( Tự động hóa trong marketing) sẽ cho bạn cái nhìn cụ thể về phương pháp này.
4- Delight – Làm hài lòng khách hàng

Bạn đã bán được hàng và bạn hoàn thành xong nhiện vụ ? Bạn quên và không chăm sóc những khách hàng này? Đây là một sai lầm không nên xảy ra. Tại sao ư? Bởi vì bạn đã bán được sản phẩm, khả năng khách hàng đó quay lại với sản phẩm của bạn rất cao nếu sản phẩm bạn đáp ứng mục đích và cách chăm sóc khách hàng tốt. Sự hài lòng của khách hàng không những giúp thương hiệu của doanh nghiệp được nâng cao mà họ còn có thể trở thành những người quảng cáo trực tiếp cho thương hiệu của bạn. Sau đây là những cách được sử dụng để làm hài lòng khách hàng.
• Survey – Phiếu khảo sát. Đây là cách tốt nhất để thu thập ý kiến, phản hồi, cảm nhận và mong muốn của khách hàng từ đó hoàn thiện sản phẩm, dịch vụ.
• Tiếp tục cung cấp những nội dung hữu ích. Thường xuyên thu hút khách hàng cũ bằng những nội dung có giá trị. Khách hàng sẽ hứng thú tiếp nhận. Khi khách hàng đã hứng thú, bạn có thể dễ dàng gửi những email quảng cáo sản phẩm mới mà không tạo cho khách hàng sự khó chịu.
• Duy trì tương tác trên mạng xã hội. Trao đổi và duy trì liên lạc với khách hàng cũ trên mạng xã hôi. Thêm vào đó hãy lắng nghe những câu hỏi, nhận xét, khen, chê của khách hàng để hoàn thiện sản phẩm hơn.

Theo digitalmarketing

Không ghi tác giả

Comments powered by CComment