Thông tin thị trường: Người trước, kẻ sau đều cần

tiepthi

Không phải ngẫu nhiên trước khi bước vào một thị trường nào đó, các tập đoàn toàn cầu thường đầu tư một khoản kinh phí lớn cho công tác nghiên cứu, tìm hiểu để có thể nắm bắt được những đặc điểm nơi mình đặt chân đến nhằm đưa ra chiến lược thích hợp.

Với một thị trường đang ở giai đoạn nới rộng cửa như Việt Nam, việc làm này còn đòi hỏi phải chi tiết hơn, bởi thị trường Việt Nam có những đặc trưng rất riêng.

Ví dụ, Việt Nam là quốc gia có lượng doanh nghiệp (DN) nhỏ và vừa chiếm phần lớn, nghĩa là một doanh nghiệp (DN) rất khó điều khiển thị trường, nhưng chỉ cần mô hình kinh doanh của DN đó thành công, lập tức có thể tạo ra xu hướng. Và khi xu hướng này bão hòa, một xu hướng kinh doanh khác lại lên ngôi.

Vì tính chất động như thế nên việc trang bị hạ tầng cơ sở của các DN Việt Nam cũng rất dè dặt. Để thích nghi với đặc điểm này, những đơn vị cung cấp hạ tầng khi đến Việt Nam đều phải đưa ra những giải pháp linh hoạt.

Ví dụ, có mặt ở Việt Nam từ năm 2002, muốn các DN Việt Nam chọn mình làm nhà cung cấp hạ tầng trung tâm dữ liệu, Schneider Electric đã phải đưa ra thị trường những giải pháp về trung tâm dữ liệu đề cao tính uyển chuyển.

Mới nhất có thể kể là hệ thống kiến trúc hỗ trợ toàn diện, bao gồm hệ thống New Inrow RC AC, Aquaflai Chiller và Struxureware Operations 7.1, một mô hình trung tâm dữ liệu nhỏ, hướng đến mục tiêu cắt giảm tổng chi phí và tối ưu hóa năng lượng cho trung tâm dữ liệu, thích hợp với DN nhỏ và vừa.

Biết nhu cầu của các DN nhỏ và vừa Việt Nam phong phú, Schneider Electric sẵn sàng thiết kế trung tâm dữ liệu theo yêu cầu của khách hàng để có thể giúp họ tiết giảm chi phí nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu.

Tương tự, phần mềm Schneider Electric đưa ra thị trường có khả năng thích hợp với phần cứng của các thương hiệu khác, người dùng sẽ không phải băn khoăn về tính tương thích giữa phần mềm và thiết bị, dẫn đến cơ hội để khách hàng chọn phần mềm của Schneider Electric cũng sẽ cao hơn.Ngoài khả năng cung cấp đặc trưng tiêu dùng của khách hàng, việc khảo sát thị trường còn giúp DN có thể nắm bắt những xu hướng mới. Điều này rất có lợi cho nhà cung cấp bởi xu hướng mới luôn gắn liền với nhu cầu mới.

Có thể lấy một ví dụ trước mắt là xu hướng ảo hóa đang phát triển mạnh mẽ trong người dùng, đặc biệt là khối DN. Giúp người dùng tiết giảm chi phí đầu tư hạ tầng, ảo hóa lên ngôi là điều tất yếu.

Tuy nhiên, ảo hóa càng nhiều thì phức tạp cũng nhiều, sẽ phải tiêu thụ nhiều nhiệt lượng, năng lượng hơn. Đây sẽ là cơ hội cho Schneider Electric đẩy mạnh các giải pháp làm mát.

Đón đầu xu hướng, Schneider Electric đã đầu tư về mặt sản phẩm để sẵn sàng cho xu hướng điện toán đám mây phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai.

Như vậy, có thể nói, công tác khảo sát thị trường có tác dụng rất lớn dù DN đang ở vị thế của người đến sau hay là kẻ đón đầu. Trong giai đoạn kinh tế khó khăn như hiện nay, ngoài hai tác dụng trên, công tác khảo sát rất có khả năng sẽ giúp DN tìm được cơ hội để bứt phá.

TEOH JIN THIAM

Theo Doanh nhân Sài Gòn

 

Comments powered by CComment