SMS Marketing và 5 lỗi thường gặp với tân binh

Nếu bạn mới biết đến SMS Marketing, có thể bạn sẽ rất hào hứng và gửi hàng loạt sms tới khách hàng nhưng lại không nhận được phản hồi tích cực?

Rất có thể bạn đã phạm phải 1 trong 10 lỗi thường gặp với người mới sử dụng dịch vụ này. Vì vậy, trước khi bắt đầu chạy chiến dịch sms thương hiệu, bạn nên kiểm tra lại các sai lầm phổ biến thường gặp phải đối với những người mới tiếp cận dịch vụ này. Trong quá trình thực hiện, nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào xin vui lòng liên hệ với Brand SMS.
1. Không được sự cho phép

SMS-marSpam SMS là tối kỵ khi muốn sử dụng Brand name

Trước khi bạn có thể gửi bất kỳ nội dung SMS Brand name nào, bạn phải được sự cho phép từ tất cả những người sẽ nhận được tin của bạn. Nếu phản ứng đầu tiên của bạn với yêu cầu trên đây là "nhưng nếu nội dung này thú vị và cần thiết với họ thì sao", nếu vậy thì bạn nên dừng những gì bạn đang làm lại bởi vì có thể bạn chưa được sự cho phép của người nhận.
Sự cho phép nghĩa là người nhận đó yêu cầu tin nhắn từ phía bạn thông qua việc đăng ký tài khoản và xác minh số điện thoại, để lại số điện thoại qua các bảng khảo sát hay nhắn tin để xác nhận sử dụng dịch vụ.
Nếu không có sự cho phép của người nhận, sms của bạn sẽ bị goi là tin nhắn rác, khiến cho Brand name của bạn dễ bị phạt do khách hàng khiếu nại, bạn sẽ nhận được nhiều sms phản hồi "tha cho em, đừng spam em nữa", chi phí để gửi tin sẽ tăng cao rất nhiều nhưng hiệu quả đem về cho doanh nghiệp sẽ rất thấp.
2. Nhầm lẫn SMS quảng cáo với SMS chăm sóc khách hàng
Trong SMS Marketing (một nhánh của Mobile Marketing), người ta chia ra giữa SMS quảng cáo và SMS chăm sóc khách hàng, mặc dù có thể trong một số trường hợp khó mà phân định được sự khác biệt giữa 2 loại.
Bạn lấy danh sách số điện thoại từ những người đã mua sản phẩm công ty của bạn? Những khách hàng này sẽ mong muốn nhận những tin nhắn về thời gian nhận hàng, thông báo chuyển hàng hay thông báo khi có vấn đề phát sinh. Đó là các tin nhắn chăm sóc khách hàng gửi riêng đến từng cá nhân và chúng khác với tin nhắn quảng cáo gửi hàng loạt.

SMS-mar1SMS Brand name là giải pháp marketing giá tương đối rẻ nhưng hiệu quả tương đối cao

Các tin nhắn liên quan tới giới thiệu sản phẩm, phiếu giảm giá và chương trình khuyến mại mới được coi là SMS quảng cáo hoặc email SMS quảng bá thương hiệu. Nếu bạn gửi SMS quảng bá thương hiệu cho một danh sách các khách hàng mà không được phép của họ, không nhận được lợi ích từ thông tin của bạn khi đó bạn đang gửi một sms quảng cáo không mong muốn, hay còn gọi là sms spam.
3. Quá vội vàng hoặc quá chậm chạp
Quá vội vàng và không suy nghĩ thấu đáo về nội dung tin nhắn sẽ tác động lớn đến cảm xúc của người dùng khi nhận tin và cách họ phản hồi với tin nhắn của bạn. Bạn nên dành thời gian để chắc chắn rằng danh sách khách hàng của bạn đã được sàng lọc kỹ, đã được làm sạch và hoàn toàn được chấp nhận. Việc yêu cầu đội ngũ bán hàng cung cấp các danh sách số điện thoại khách hàng và gửi đi ngay lập tức đến những người này có thể được thực hiện nhanh chóng, nhưng nếu làm vậy sẽ dẫn đến rất nhiều vấn đề. Có thể khách hàng còn chưa kịp có ấn tượng rằng bạn là ai trong số các nhà cung cấp sản phẩm hay dịch vụ tương đồng như thế này?

SMS-mar2Nên thiết kế các chiến dịch gửi tin theo lịch trình, không nên gửi mà không có kế hoạch

Ở một khía cạnh khác khách hàng có thể quên mất bạn là ai, có thể chưa bao giờ quan tâm, hay đơn giản là khách hàng đã không liên lạc với bạn trong một thời gian dài. Chúng tôi đã từng thấy một số doanh nghiệp chịu đầu tư, thiết kế những mẫu đăng ký rất đẹp để khuyến khích khách hàng đăng ký, thông tin đó được thu thập cách đây khá lâu, nhưng đến bây giờ họ mới bắt đầu gửi sms. Mặc dù họ đã làm đúng bài, nhất là xin phép tất cả khách hàng trước khi gửi tin, nhưng những người nhận tin nhắn dường như đã quên mất người gửi là ai. Vì vậy, kể cả khi họ nhận được một sms với nội dung hoàn hảo, họ cũng sẽ bỏ qua vì không bạn là ai cả.
Bạn cần phải có quy trình gửi sms marketing cụ thể. Nhiều chuyên gia Mobile Marketing cũng đồng ý là sự cho phép của khách hàng sẽ không còn ý nghĩa gì chỉ sau 6 tháng. Nếu bạn không thường xuyên liên lạc với danh sách của mình, thì những liên hệ này đã quên bạn mất tiêu.
4. Mua danh sách số điện thoại
Đến hiện tại thì vẫn còn rất nhiều người bỏ tiền ra mua data số điện thoại để chạy chiến dịch sms marketing rồi sau đó phát hiện là không hiệu quả, điều này khá hiển nhiên.

SMS-mar2Nên tự thu thập thông tin người nhận tin hơn là đi mua dữ liệu

Vẫn có một số nhà cung cấp dữ liệu, bán các danh sách "sẵn sàng nhận tin nhắn quảng cáo". Họ thu thập thuê bao số điện thoại từ những người dùng "muốn nhận được ưu đãi đặt biệt từ các bên thứ ba". Sau đó, họ rao bán những danh sách này trên mạng. Điều này về cơ bản là không bất hợp pháp, nhưng rõ ràng là việc làm không khôn ngoan. Bởi tập người dùng này đã hẳn đã nhận được quá nhiều tin quảng cáo và đã "chai lì" với những sms thương hiệu thông thường. Cách làm khôn ngoan hơn là giữ lấy danh sách số điện thoại đó, sau đó gửi tặng các sản phẩm miễn phí và sàng lọc lại những khách hàng có nhu cầu thật sự.
Trong bối cảnh hiện nay mà việc rao bán thông tin diễn ra hết sức phổ biến trên các trang web rao vặt, bạn nên cảnh giác với những người nào mà chỉ muốn bán cho bạn một danh sách số điện thoại thật dài. Khả năng là phần lớn số thuê bao trong danh sách không còn hoạt động là khá cao.
5. Bỏ qua báo cáo chiến dịch

SMS-mar4Báo cáo chiến dịch đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong SMS marketing

Một trong những lợi ích của dịch vụ SMS Brandname như Brand.sms.vn là bạn có thể đo lường kết quả sau mỗi chiến dịch gửi tin. Đó cũng là lý do tại sao chúng tôi vô cùng ngạc nhiên khi thấy một số người chạy hàng chục hàng trăm chiến dịch nhưng chưa bao giờ kiểm tra báo cáo chiến dịch của họ. Họ không biết rằng tỷ lệ số điện thoại không còn sử dụng của họ đã tăng lên từ 5% lên tới 10%. Họ không biết rằng danh sách khách hàng của họ đang từng ngày giảm dần sau mỗi chiến dịch. Họ không biết rằng những khách hàng quan trọng đang sử dụng bộ lọc để từ chối brand name của họ dưới dạng sms spam.
Bạn nên kiểm tra số liệu thống kê của mình sau mỗi chiến dịch. Bạn thử điều chỉnh chiến dịch xem bạn có thể cải thiện tỷ lệ gửi tin thành công, tỷ lệ phản hồi và quan trọng nhất là tỷ lệ chuyển đổi khách hàng tiềm năng thành khách hàng thực sự. Kiểm tra lại xem ngày nào là ngày tốt nhất để gửi tin? Thời gian nào là thời gian tốt nhất? Thử điều chỉnh nội dung tin nhắn của bạn xem nó có ảnh hưởng như thế nào đến doanh số bán hàng? Hãy nhớ rằng không nên bỏ tiền ra mà không đo đếm được hiệu quả mang lại như thế nào.
Theo Nhật Phan – Đờ sống & Pháp luật

Comments powered by CComment