Millennial thích đọc bài viết hơn là video

Nếu bạn đang thay thế nhân sự tạo nội dung từ viết sang dạng vloggers hay quay/dựng phim, có lẽ cần cân nhắc vì rất có thể bạn không tiếp cận được với nhiều Millennials như bạn nghĩ.

NewsVsVideo1

Theo một nghiên cứu mới nhất từ Pew Research Center (US), 42% người được khảo sát tuổi từ 18 - 29 thích đọc tin tức và bài viết hơn là muốn xem video (38%) và lượng người thích nghe cũng có dấu hiệu tăng (19%).

NewsVsVideo2

Xu hướng này cho thấy một hồi chuông "báo tử" cho video, mặc dù nó vẫn đang phát triển với tốc độc chóng mặt. Nhưng nghiên cứu của Pew, cùng với một số phân tích tháng trước trên Wall Street Journal cho thấy trên Facebook, chỉ số tương tác dành cho video vẫn được đánh giá cao và không ngừng gia tăng, điều này có thể sẽ dẫn tới "cung vượt quá cầu".

Trước đó vào tháng 7, các nhà nghiên cứu tại học viện Reuters đã đưa ra một kết luận trong báo cáo "The future of Online News Video" của họ: "Cho đến nay, sự phát triển tin tức thông qua video trực tuyến dường như được thúc đẩy chủ yếu bởi công nghệ, nền tảng và các nhà xuất bản chứ KHÔNG PHẢI là do nhu cầu mạnh mẽ của người dùng". (So far, the growth around online video news seems to be largely driven by technology, platforms, and publishers rather than by strong consumer demand.)

NewsVsVideo3

Theo những người trong nhóm trả lời không xem video để cập nhật tin tức, 41% cho rằng họ đọc bài viết nhanh hơn và thuận tiện hơn là xem video, 19% cảm thấy video chẳng cung cấp gì tốt hơn hay nhiều thông tin hơn một văn bản và 35% cũng bỏ qua video khi nhìn thấy quảng cáo.

Dường như video là phù hợp nhất cho những câu chuyện tin tức ngắn, dạng breaking news, hoặc là nội dung mềm có thể đưa vào mà không cần âm thanh. Sự hấp dẫn của video là ở cảm giác. Người theo dõi tin tức có thể thích video vì nó cho phép họ nhớ được thông tin với các cảm giác thực tế thông qua thính giác và thị giác, mang họ tới gần hơn với câu chuyện. Video cũng giúp người dùng nhanh chóng tiêu thụ được thông tin mà không cần có sự đầu tư tập trung hay về mặt nhận thức lớn.

Ngoài việc đọc nhanh hơn thì nghiên cứu nói trên không đưa ra nhiều sự giải thích cho lý do vì sao mọi người thích văn bản, bài viết hơn nhưng chúng ta có thể suy đoán được. Bài viết là một phương tiện đòi hỏi sự tham gia tích cực, vì vậy có lẽ độc giả muốn biết lượng thông tin phức tạp và rộng hơn là chỉ xem video nhỏ giọt và chờ đợi như cảnh trẻ em đợi người lớn bón đút cho từng thìa cơm. Bài viết cũng cho phép người đọc tự điều chỉnh tốc độ tiêu thụ thông tin của riêng họ thay vì với video.

Video có thể đang được yêu thích và lúc này, nhưng các nghiên cứu này là một lời nhắc nhở rằng tin tức dạng phát thanh cũng không hề chết.

Tại Việt Nam, chưa thấy công bố cụ thể về việc đối tượng millennials yêu thích video hay bài viết hơn. Nhưng với tốc độ phát triển video chóng mặt như hiện nay, trước khi thực hiện và triển khai một chiến dịch nào đó của bạn, hãy cân nhắc hình thức để truyền tải thông tin cho phù hợp.

Linh Phan
(Theo MakeItNoise)

Comments powered by CComment