Prototype - Bí quyết bảo vệ thương hiệu của bạn

Bắt đầu từ nhiều năm trước, các nhà thiết kế và các doanh nhân đã thử nghiệm ý tưởng bằng cách đưa các sản phẩm chưa hoàn thiện

vào môi trường thực tế với những khách hàng thực tế. Tuy nhiên, ngày nay hầu hết các công ty lớn hơn đếu sự dụng cách này như là một trong những bước trước khi đưa sản phẩm chính thức ra thị trường.

bm

Nhiều nhà quản trị, với mong muốn có thể hạn chế rủi ro khi đầu tư vào những ý tưởng mới cũng bị hấp dẫn bởi cách tiếp cận này, nhưng họ cũng rất thận trọng trong việc đưa những sản phẩm và dịch vụ chưa hoàn thiện ra thị trường. Liệu chúng ta có làm tổn hại thương hiệu không? Liệu khách hàng có mất niềm tin với chúng ta sau khi trải nghiệm những khía cạnh còn thô sơ của sản phẩm dùng thử không? Liệu chúng ta có đang tự làm lộ chiến lược cho đối thủ cạnh tranh không?

Những lo lắng này là chính đáng,tuy nhiên bằng việc trả lời một vài câu hỏi nhưng sau khi trả lời một vài câu hỏi dưới đây bạn có thể tìm ra cách để thực hiện thử nghiệm thị trường mà không gây rủi ro cho mối quan hệ của bạn và khách hàng.

Việc đầu tiên bạn cần làm là tìm hiểu về phản ứng của khách hàng với những thay đổi và khía cạnh còn thô sơ của sản phẩm dùng thử. Và dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn một cách tiếp cận cực kỳ hữu ích giúp các nhà quản trị hiểu được mức độ cẩn trọng cần thiết khi thực hiện thử nghiệm thị trường với cộng đồng:

ĐÁNH GIÁ LỊCH SỬ THƯƠNG HIỆU CỦA BẠN:

Công ty bạn có từng thử nghiệm đại chúng chưa? Nếu có, khách hàng phản ứng thế nào? Khách hàng cốt lõi của công ty đặt giá trị vào sự sáng tạo hay sự đáng tin cậy của bạn? Nếu bạn là H&M, khách hàng sẽ muốn bạn phải "mới lạ". Nếu bạn là Levi's, có thể họ sẽ cực kì trung thành với những sản phẩm cổ điển, và sẽ thắc mắc tại sao bạn lại thay đổi mọi thứ.
ĐÁNH GIÁ TIÊU CHUẨN CẠNH TRANH.

Hãy xác định tiêu chuẩn chất lượng tối thiểu cho những sản phẩm của bạn. Và tự hỏi rằng chất lượng có phải là điều kiện thiết yếu trong thị trường của bạn không, hay chỉ là một thứ nếu-có-thì-tốt? Đối với xe hơi hoặc dịch vụ tư vấn luật, những tiêu chuẩn này sẽ rất cao, nhưng với dịch vụ giải trívậy, nó có thể sẽ thấp.
ĐÁNH GIÁ CÁC NGÀNH TƯƠNG TỰ.

Nhìn vào các đối thủ cạnh tranh trực tiếp đôi lúc có thể khiến bạn đi lệch hướng so với mục tiêu đề ra vì vậy hãy nhìn vào các ngành liên quan. Nếu doanh nghiệp của bạn trong lĩnh vực sản xuất ô tô, bạn có thể xem xét việc áp dụng prototype trong các ngành bị kiểm soát nghiêm ngặt khác như y tế và tài chính, để đánh giá được cơ hội cũng như những khó khăn của thị trường trong việc thử nghiệm các sản phẩm mới.
TẠO SẢN PHẨM DÙNG THỬ CỦA SẢN PHẨM DÙNG THỬ.

Việc này đơn giản chỉ là bạn hãy nói chuyện với khách hàng về ý tưởng sản phẩm, đưa họ các sản phẩm dùng thử, xin ý kiến khách hàng.Thay vì việc tung ra sản phẩm ra thị trường rồi chờ đợi phản hồi từ khách hàng, việc tạo ra những trải nghiệm thật sự có ích với khách hàng từ sản phẩm thử không những sẽ bạn có được những thông tin hữu ích để xây dựng sản phẩm mà còn giúp khách hàng có cảm giác mình là một phần quan trọng trong việc tạo ra một sản phẩm mới.

Và sau đó, một khi đã có đủ sự hiểu biết về kỳ vọng của khách hàng đối với sản phẩm, thì đã tới lúc bạn lên kế hoạch thử nghiệm cho sản phẩm của chính mình.

Cách hiệu quả nhất để giảm thiểu rủi ro là bạn phải đầu tư nhiều hơn cả công sức lẫn tiền bạc để sản phẩm đạt được tiêu chuẩn chất lượng tối thiểu đã đề ra. Nhưng nên nhớ việc chi tiêu nhiều hơn không có nghĩa là chất lượng sẽ tăng lên mà rất có thể bạn đang phung phí tiền bạc vì vậy hãy kiểm soát để đảm bảo việc này không xảy ra.

Bạn có thể cân nhắc đến việc đầu tư nhiều hơn cho mỗi khách hàng, chứ không chỉ đầu tư vào quy trình sản xuất để nâng cao chất lượng. Ví dụ, bạn hoàn toàn có thể thuê một đội nghiên cứu thị trường để kiểm tra tình trạng cung cấp sản phẩm, dịch vụ cũng như nhu cầu của thị trường trước khi đầu tư vào việc sản xuất ra các sản phẩm thử nghiệm.

Một cách nữa để giảm thiểu rủi ro là hãy đưa thử nghiệm đó vào những khoảnh khắc nhất định trong trải nghiệm của khách hàng.

Việc tập trung vào những thời điểm này sẽ giúp bạn dễ dàng định hình được trước rủi ro kinh doanh, từ đó hạn chế những vấn đề phát sinh và thời gian tương tác giữa khách hàng và sản phẩm thử nghiệm của bạn. Với các sản phẩm đồ ăn vặt, một trong những khoảnh khắc quan trọng nhất của việc trải nghiệm là khi khách hàng chọn sản phẩm, vì vậy bạn có thể sản xuất những bao bì bắt mắt để chúng nổi bật giữa cả dãy sản phẩm của đối thủ cạnh tranh, và hãy làm đầy túi bằng cách cho những miếng xếp hình Lego vào trong sản phẩm.Và bạn biết gì không? Khách hàng sẽ cảm thấy sản phẩm của bạn có vẻ ngon và nhiều hơn. Trong trường hợp này, bạn chỉ đang tạo ra một trải nghiệm mới cho khách hàng nhưng vẫn dựa trên lời hứa thương hiệu cũ và khách hàng sẽ không cảm thấy mình phải trả tiền để mua trải nghiệm này.

Bạn cũng có thể giới hạn thử nghiệm bằng cách thu nhỏ tập khách hàng thử nghiệm. Mặc dù, thử nghiệm với toàn bộ khách hàng có thể mang lại kết quả thống kê chính xác hơn, nhưng bạn sẽ dễ bỏ qua những chi tiết nhỏ - thứ mà có thể giúp sản phẩm của bạn khác biệt so với đối thủ cạnh tranh. Và điều quan trọng là, việc thử nghiệm ý tưởng mới với lượng khách hàng nhỏ đồng nghĩa với việc bạn có thể táo bạo hơn trong những thử nghiệm của mình.

Một vài công ty như Facebook và AirBnB sử dụng cách ra mắt này để cho phép nhân viên tung ra những thay đổi trong sản phẩm của họ - dù lớn hay nhỏ - đến với công chúng. Và họ sẽ đo tác động của những tính năng mới đối với hành vi của người dùng. Các thay đổi mang lại kết quả tốt sẽ được thử nghiệm trên tập khách hàng lớn hơn. Phương pháp này thường được áp dụng chủ yếu ở các công ty sản xuất phần mềm, đặc biệt đối với những cải tiến mặt sản xuất việc thử nghiệm trên quy mô nhỏ sẽ giúp tiết kiệm đáng kể chi phí cho doanh nghiệp.

Nếu, sau khi làm theo những phương pháp này, bạn cảm thấy rằng thị trường của mình vẫn không chào đón việc thử nghiệm hoặc sản phẩm dùng thử vẫn không đem lại giá trị tới khách hàng, thì hãy đối mặt với sự thật đó. Hãy để những người tham gia biết là họ đang tiếp xúc với một sản phẩm dùng thử mà có thể sẽ không được ra mắt. Bằng cách làm việc này là bạn đã xây dựng lòng tin của khách hàng về sự trung thực trong việc giới thiệu những ý tưởng mới dù nó chưa hoàn thiện. Ví dụ, Google Labs - một nhánh của Google tập trung vào việc tạo ra các sản phẩm mới có tính cách mạng. Họ đã có thể tung ra Google Glass cho cộng đồng trước khi nó sẵn sàng được đưa vào sử dụng đại chúng. Và sự thực thì khách hàng thường rất hào hứng với việc cung cấp thông tin đầu vào nếu họ biết họ đang liên quan đến công việc gì.

Để tránh cho khách hàng những bất lợi có thể xảy ra, bạn có thể cho phép họ quay lại dùng dịch vụ hoặc sản phẩm ban đầu nếu họ mất kiên nhẫn với sản phẩm dùng thử. Ví dụ, nếu bạn đang phát triển phần mềm, bạn có thể yêu cầu khách hàng sử dụng sản phẩm thử cho các dịch vụ mà họ đang có ý định mua để có thể cảm nhận về những lợi ích của sản phẩm thật. Với một cộng đồng khách hàng lớn, cách tiếp cận này sẽ mang lại những thông tin quí giá về sự hấp dẫn của sản phẩm và điều này sẽ giúp ích đáng kể cho quá trình phát triển sản phẩm của bạn. Trong khi đó, khi khách hàng quyết định không tham gia, hãy làm một bản điều tra hoặc thậm chí là trò chuyện trực tiếp để biết lý do.

Mặc dù việc đưa ra sản phẩm dùng thử nghe có vẻ đáng sợ nhưng chắc chắn là rủi ro của việc này thấp hơn việc tung ra một sản phẩm hoặc dịch vụ lỗi. Hãy cân nhắc việc sử dụng các phương pháp trên để giảm rủi ro và tối ưu hóa chi phí để đạt được hiệu quả cao nhất cho việc thử nghiệm.

Thị trường chuyển động rất nhanh, và sẽ có ngày càng nhiều đối thủ cạnh tranh tìm cách thử nghiệm để nâng cao vị trí thị trường của họ. Thế nên tốt hơn là bạn hãy chủ động xây dựng các trải nghiệm và cải tiến sản phẩm để nắm bắt xu thế và chiếm lĩnh thị trường.

Theo saga.vn

Không ghi tác giả

Comments powered by CComment