Đừng bắt đầu chiến dịch marketing khi bạn chưa làm 5 bước này!

Một chiến dịch marketing thành công luôn là khao khát lớn nhất của marketers. 5 bước sau không phải là công thức đảm bảo cho một chiến dịch hoàn hảo, tuy nhiên bạn sẽ tạo ra những điểm khác biệt rõ ràng trong thời đại "nhà nhà chạy quảng cáo, người người chạy campaign"

1. THE BOSS

Tôi biết bạn rất ngại điều này, nhưng hãy cố gắng ngồi lại với "sếp". Hãy thảo luận về mục tiêu, mong đợi của "sếp" để chắc chắn rằng mục tiêu marketing luôn bám sát mục tiêu business trong năm. Từ đó, bạn có thể chia làm nhiều mục tiêu nhỏ hơn trong từng khoảng thời gian ngắn (3, 4 tháng).

Chúng ta đều biết sự thay đổi trong hành vi của khách hàng là một mục tiêu quan trọng để nhắm tới. Để thực hiện điều đó, phải mất rất nhiều công đoạn và sức lực trong việc thu hút, thuyết phục người dùng trước khi họ trở thành khách hàng của bạn. Nếu có thể, hãy giải thích với sếp từng mục tiêu hoặc KPI tác động với từng giai đoạn của "buyer cycle" (Awareness, Interest, Action, Avocacy)

route

2. THE BUDGET

"Ngân sách" - từ khoá làm chúng ta hồi hộp, có thể thở phào hoặc cũng có thể mặt tím ngắt. Hãy liệt kê những giới hạn sẽ gặp phải khi kinh phí và nguồn lực không cho phép. Từ đó đưa ra những việc cần ưu tiên trước và những gì chúng ta có thể thực hiện. Tuy nhiên, một vấn đề khác lại nảy sinh "nếu tất cả mọi thứ đều ưu tiên thì sao?" Hãy nhớ rằng, ngân sách được chia đến từng team, và đôi khi có những team thực hiện chung một mục tiêu. Bạn có thể tìm kiếm sự giúp đỡ hoặc tranh thủ những resource có sẵn. Và chua chát thay, điều này tuỳ thuộc rất nhiều vào "sự tin yêu" của bạn trong tập thể. Bạn là cái gai trong mắt người khác hay là người mà ai cũng sẵn lòng muốn giúp đỡ?

3. THE NEED

Đừng đợi khi chiến dịch bắt đầu, bạn mới lên kế hoạch hỗ trợ. Trong suốt thời gian planning, hãy đảm bảo rằng bạn có trong tay những supporting content trước, trong và sau chiến dịch. Dựa vào đó bạn có thể lên timeline hợp lý khi cần năn nỉ sự giúp đỡ từ team khác (vd như team pháp lý khi soạn hợp đồng, team thiết kế khi cần làm poster..)

4. THE GOAL

Một khi đã xác định mục tiêu rõ ràng thì việc quan trọng không kém là đo lường hiệu quả. Liệu chúng ta có thực sự đạt được chưa hay chỉ đang tự dối lòng. Ngoài Google Analytics hoặc Tag Manager, các công cụ Social Listening sẽ giúp bạn đo lường nhẹ nhàng hơn và không quá phức tạp

Bạn có thể theo dõi thường xuyên trên dashboard của Social Listening về peak days, volume trend, thậm chí những phản hồi tiêu cực từ khách hàng. Từ đó nhanh chóng đưa ra những thay đổi phù hợp cho chiến dịch tháng sau hoặc thậm chí là ngay tuần sau!

5. THE DIFFERENCE

LinkedIn không phải là Facebook, Twitter không phải là Instagram. Nghe rất buồn cười phải không? Mỗi mạng xã hội đều có người dùng và mục đích khác nhau. Đừng nhắm mắt sử dụng chung một nội dung cho toàn bộ các platform, hãy biến đổi phù hợp với từng đối tượng mà bạn nhắm tới.

Social Listening không chỉ để xác định được nhóm khách hàng của mình đang online ở đâu, đang nói về gì, bạn còn có thể hiểu được những trở ngại mà họ gặp phải, từ đó lên ý tưởng để viết content. Xây dựng nội dung dựa vào chính suy nghĩ của khách hàng, thú vị phải không nào?

Trên social media, không có cách nhanh chóng nào hoặc công thức nào để chắc chắn chiến dịch của bạn thành công một cách rực rỡ. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng, thế giới digital luôn luôn có những resource hỗ trợ bạn để tạo ra sự khác biệt. Hãy tìm kiếm và dùng nó thật hiệu quả!

Tác giả: Shin Nguyen
Theo Brandsvietnam

Comments powered by CComment