Cách lập chiến lược marketing

Lập chiến lược marketing không là vấn đề dễ chịu với các nhà marketing và chủ doanh nghiệp. Nó nghe rất đơn giản nhưng cũng dễ làm nản lòng người. Một chiến lược tinh tế có thể đưa doanh nghiệp lên tầm cao mới, ngược lại, chiến lược tồi có thể đẩy bạn tụt dốc không phanh.

Lập chiến lược marketing không là vấn đề dễ chịu với các nhà marketing và chủ doanh nghiệp. Nó nghe rất đơn giản nhưng cũng dễ làm nản lòng người. Một chiến lược tinh tế có thể đưa doanh nghiệp lên tầm cao mới, ngược lại, chiến lược tồi có thể đẩy bạn tụt dốc không phanh.

Bài viết dưới đây lấy từ cuốn sách Guerilla Marketing Field Guide, trong đó nhà sáng lập guerilla marketing, Jay Conrad Levinson, cùng vợ và cũng là đối tác kinh doanh, Jeannie Levinson, chia sẻ hướng dẫn từng bước (step-by-step) để có một chiến lược marketing mà theo họ, nếu làm theo sẽ đảm bảo thành công cho doanh nghiệp/công ti của bạn. EQVN xin lược dịch lại để mọi người cùng theo dõi và thảo luận nhé.

Marketing đã thay đổi rất nhiều kể từ khi mẩu quảng cáo in ấn đầu tiên được xuất bản. Có thể mẩu quảng cáo đó đã xuất hiện trên một tờ báo địa phương. Chuyện kể rằng có anh nông dân nọ đến nói với nhà xuất bản rằng anh có dư một con bò và muốn bán nó. Nhà xuất bản nói: "Này nhé, tôi có ý thế này. Tôi sẽ đề cập đến chuyện bán bò của anh trong số báo tới". Mẩu quảng cáo trông như sau "Bán bò. Giá 50$. Liên hệ Nông dân Tom". Mẩu quảng cáo được chạy, bò được bán. Marketing xuất hiện.

Ngày nay chuyện không còn đơn giản như thế. Tuy nhiên có hai thứ vẫn được giữ nguyên. Trước hết, bạn cần có một ý tưởng hay cho món đồ cần bán và vì sao và ai sẽ muốn mua món đồ đó.

Bạn cũng sẽ cần có một chiến lược marketing. Chiến lược của anh nông dân Tom rất đơn giản: Bán con bò bằng cách kêu gọi khách hàng tiềm năng tìm đến anh... và con bò. Lợi ích đi kèm là một con bò khỏe mạnh với giá phải chăng. Lợi ích phụ là anh có dân địa phương rao bán dùm mình. Đối tượng mục tiêu là các nông dân khác trong cộng đồng. Vũ khí marketing được dùng là mẩu quảng cáo đăng trên một tờ báo. Thị trường mà anh nông dân nhắm đến là nơi anh sinh sống với một offer chân thực. Bản thân người quảng cáo thì chân thành và nghiêm túc. Và ngân sách marketing của anh nông dân hầu như là con số không. Với chiến lược đó, Tom đã bán được con bò.

311

 

Trở lại với hiện tại, thế giới chúng ta đã phức tạp đi rất nhiều so với thời điểm Tom bán được con bò của mình, và theo lẽ đó có thể bạn cũng cần có một chiến lược marketing phức tạp hơn. Nhưng trong thế giới thực, chiến lược của bạn không nhất thiết phải phức tạp. Thực tế, chiến lược chỉ cần có bảy câu đơn giản sau:

  • Câu thứ nhất nói lên những hành động cụ thể nơi khách hàng mà chiến lược marketing cảu bạn nhắm đến
  • Câu thứ hai nói rõ lợi ích chính mà bạn đưa ra
  • Câu thứ ba cho biết đối tượng mục tiêu của bạn
  • Câu thứ tư cho biết vũ khí marketing bạn dùng là gì
  • Câu thứ năm định rõ thị trường mục tiêu hoặc thế mạnh của bạn: kinh tế, dịch vụ, chất lượng, giá cả, điểm độc đáo...
  • Câu thứ sáu cho biết cá tính công ty của bạn
  • Câu thứ bảy cho biết ngân sách marketing, thể hiện bằng phần trăm trong tổng doanh số dự đoán.

Một chiến lược marketing ngắn gọn giữ được bạn tập trung vào những người mà các hoạt động marketing nhắm đến. Hãy bắt đầu từ con người rồi lần ngược lại offer của bạn. Những chiến lược thế này sẽ giúp cho bạn tập trung vào được những gì muốn nhắm đến, cách thực hiện như thế nào và hành động cụ thể mà bạn muốn đối tượng mục tiêu thực hiện. Nó tạo tiền đề cho bạn phán đoán mọi hoạt động marketing sau này.

Chiến lược phải được thể hiện rõ ràng thành văn bản, chứ không chỉ là những tiêu đề, ý tưởng hoặc phác thảo. Chiến lược phải tránh gắn mình vào một chiến lược marketing cụ thể, vì nó cần phải chắc chắn mà cũng không kém phần linh hoạt. Những từ ngữ và thuật ngữ cụ thể sẽ gim giữ bạn vào một suy nghĩ nhất định. Một chiến lược nên là người hướng dẫn, chứ không phải là sư phụ.

Sau khi đã viết xong bảy câu trên, bạn hãy dành chút thời giờ đọc lại nó đôi ba lần, và cất nó đi cho 24 tiếng tới. Chấp nhận hay không chấp nhận, là một việc quan trọng; một quyết định vội vàng có thể làm bạn phải vắt óc đau đầu trong nhiều ngày. Cứ để nó qua một bên và xem lại vào một thời điểm khác với cái nhìn cũng mới, xem lúc ấy bạn còn yêu thích và tin dùng nó hay không.

Khi nào là thời điểm tốt nhất để thay đổi chiến lược? Câu trả lời: ngay từ lần đầu bạn thấy nó – trước khi bạn tung ra bất kì đồng xu nào vào đấy. Sau khi đã hoàn thiện chiến lược thì đừng thay đổi gì nữa trong ít nhất sáu tháng tới; sau đó làm đánh giá để xem có cần thiết phải tinh chỉnh chiến lược. Nếu có một chiến lược đúng đắn, có thể bạn dùng được nó trong nhiều năm tới mà không phải thay đổi điều gì trong đó.

Giờ bạn đã có chiến lược marketing trong tay. Phải làm gì tiếp theo? Àh, hãy dán nó lên bảng thông báo (bulletin board ) để ghi nhớ nó vào tâm trí người làm marketing cho bạn. Dán nó lên tường, đặt trên bàn làm việc, trong cặp tài liệu, hay bất kì nơi nào trong tầm tay của bạn để khi có ai đó trình lên những ý tưởng marketing hoặc khi bạn nảy ra một ý tưởng đột phá nào đó, thì nó sẵn sàng được ghi chú lại, đúng chỗ và nhanh chóng.

Vậy bạn đã biết thế nào là chiến lược marketing, giờ là lúc bạn tạo một chiến lược marketing cho mình.

Dưới đây là 7 câu hỏi bạn nên hỏi chính mình khi cần lập chiến lược marketing cho bạn:

  1. Hành động tương tác nào tôi muốn mọi người làm theo sau khi tiếp cận hoạt động marketing của tôi (ví dụ như gọi điện thoại, nhấn vào liên kết, tới cửa hàng mua hàng...)?
  2. Lợi ích chính tôi đưa ra là gì? Lợi thế cạnh tranh nào tôi đang có?
  3. Đối tượng mục tiêu của tôi là ai?
  4. Vũ khí marketing tôi sẽ dùng?
  5. Thị trường mục tiêu?
  6. Đặc điểm nhận dạng công ti của tôi là gì?
  7. Ngân sách marketing của tôi sẽ là ...% trong tổng doanh số dự đoán.

Theo EQVN

Comments powered by CComment