Chiêu bán hàng miễn phí mà thu lợi lớn hơn

Nếu bạn vào quán bar có thể thấy họ tính tiền chia nước nửa lít tới vài chục nghìn, trong khi đậu phộng rang muối thì miễn phí hoặc thậm chí giá rất rẻ và lúc nào cũng để ở chỗ tiện tay khách hàng. Ở các quán bia hơi, karaoke cũng có hiện tượng tương tự. Chi phí làm ra đậu phộng rang muối cũng không phải là rẻ đến mức cho không, vậy phải chăng quán nên thay đổi cách định giá?

hàng hóa bổ sung

Để hiểu lý do của hành động này, điều cốt lõi là bạn phải thấy được rằng giá bán nước và đậu phộng rang muối phụ thuộc vào tác động của những mặt hàng này đối với sản phẩm chủ lực của quán bar, bia hơi hay karaoke: Rượu bia. Đậu phộng rang muối và rượu bia lúc nào cũng đi đôi với nhau. Khách hàng càng ăn nhiều đậu phộng rang muối thì càng uống nhiều bia hay rượu. Vì đậu khá rẻ còn mỗi ly rượu hoặc bia đem lại lợi nhuận biên khá cao, nên việc miễn phí đậu phộng rang muối cho khách sẽ làm tăng lợi nhuận cho quán.

Ngược lại, nước và rượu bia loại trừ nhau. Khách hàng càng uống nhiều nước thì càng ít gọi rượu bia. Vì thế tuy rằng nước cũng rất rẻ nhưng quán tính giá nước cao để khách ít gọi.

Hiện tượng này trong kinh tế học nhắc đến trong hai khái niệm hàng hóa bổ sung và hàng hóa thay thế. Hàng hóa bổ sung là những hàng hóa có tác dụng hỗ trợ khi sự tiêu thụ của chúng gắn liền nhau. Có thể thấy đậu phộng rang muối làm tăng sự tiêu thụ bia hoặc rượu. Hoặc ví dụ khác, xe máy và lốp xe luôn được bán cùng nhau bởi xe máy luôn đi cùng lốp xe và ngược lại. Sự tăng giá của xe máy sẽ tạo nên cơn sốt trên thị trường xe và từ đó trên thị trường lốp xe. Mối quan hệ giữa giá xe máy và số lượng lốp xe là tỷ lệ nghịch với nhau.

Ngược lại là hàng trường hợp hàng hóa thay thế, là những hàng hóa mà người mua dùng để thay thế lẫn nhau. Một ví dụ khác về khái niệm này có thể kể đến như trà và cà phê. Nếu giá trà tăng, sự tiêu thụ của trà giảm trong khi cà phê sẽ tăng. Mối quan hệ giữa giá trà và sản lượng cà phê là tỷ lệ thuận.

Thảo Nguyên

Theo Trí Thức Trẻ

Comments powered by CComment