Chiến lược “content marketing” của CP với online show “Khi Bố Vào Bếp”

Một nhãn hàng thực phẩm lần đầu bắt tay với các nhà sản xuất, cho ra đời một series chương trình show thực tế 100% thuần Việt mang dáng dấp thương hiệu, lồng ghép cuộc thi nấu ăn cấp gia đình đầy tính giải trí. Liệu đây có trở thành hướng đi mới cho truyền thông thương hiệu?

CP và “Khi Bố Vào Bếp”

“Khi Bố Vào Bếp” là chương trình thực tế lần đầu tiên sản xuất bởi công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam. Chương trình khai thác hình tượng ông bố Việt trước giờ chỉ quen ăn, nay vào bếp thi nấu ăn thách đấu với những đối thủ khó lường (bà xã, hàng xóm, Spiderman, ông ngoại, v.v…) nhằm chinh phục khẩu vị của giám khảo – cũng chính là thành viên thân thiết trong gia đình.

Chính những trận “chảo chiến” đầy kịch tính và tình huống đơn giản mà hài hước làm nên sức hút đặc biệt của chương trình.

CP1

PR thương hiệu CP – phụ mà chính

Kịch bản đơn giản, người chơi tự nhiên, thử thách thú vị, sự dí dỏm gần gũi giữa các thí sinh và những tai nạn “chuyện không của riêng bố” trong bếp là những yếu tố thu hút khán giả đầu tiên. Giữa những điều đó, thương hiệu CP đã khéo léo đưa mình vào vị trí trung tâm mà không hề gây cho khán giả phản ứng “tự vệ” trước quảng cáo.

Mỗi tập lấy một nguyên liệu CP làm chủ đạo để đưa ra đề bài cho các thí sinh. Từ sườn heo sạch đến xúc xích tươi, thịt gà, trứng, nạc heo, v..v… người chơi phải chế biến các món ăn sao cho phù hợp với tiêu chí “Đẹp-Tiện-Ngon”.

Các sản phẩm của CP đi vào trí nhớ khán giả một cách thật tự nhiên: tươi, sạch, được chăn nuôi trong quy trình 3F Feed-Farm-Food hiện đại và khép kín, đảm bảo không chất cấm, hoàn toàn an toàn. Từ nguyên liệu tươi ngon, các thí sinh KBVB chế biến những món ăn gần gũi với bữa cơm mọi gia đình, sản phẩm CP vô hình chung được ngầm hiểu như người bạn gắn liền với thực đơn hằng ngày của mỗi gia đình.

CP2

Digital là kênh phát sóng chính

Việc sản xuất chương trình truyền hình mà chọn kênh phát sóng chính là digital như fanpage facebook (CP Việt Nam) và Youtube (CP Việt Nam) có thể xem là một hướng đi “tiết kiệm”. Độ hiệu quả rất khả quan khi thực tế ngày càng nhiều khán giả Việt thích chủ động chọn xem trên mạng hơn xem TV. Trên kênh phát sóng chính fanpape, mỗi tập luôn đạt lượt xem khá cao trên 210 ngàn lượt view và tương tác tốt.

Việc một nhãn hàng tự sản xuất một chương trình truyền hình cho riêng mình, chiếu trên kênh digital của riêng mình có thể xem là một hướng đi mới và hiệu quả. Budget vừa phải, đo được mức tương tác, thông qua “Khi Bố Vào Bếp”, CP Việt Nam đang dần từng bước xây dựng thương hiệu qua hình ảnh ông bố đeo tạp dề nấu ăn gần gũi, dễ đi vào lòng đại chúng.

Theo BrandsVietnam. (Không ghi tác giả)
Nguồn: Circus Digital

Comments powered by CComment